Vào những năm 1940 phở đã rất phổ biến ở Hà Nội, thời đó phở được nấu hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên có độ thơm ngọt đậm đà từ thịt và xương bò đặc biệt là từ con sá sùng. Ngày nay xã hội phát triển người nấu phở đã dùng nhiều loại gia vị để tạo hương và độ đậm cho nước phở, thậm chí vì lợi nhuận một số quán phở còn dùng những thực phẩm và gia vị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì lý do đó chúng tôi “Phở Đất Việt” quyết tâm tìm về những nơi được coi là nguồn gốc của các loại gia vị nấu phở để tìm hiểu và mang về những loại gia vị tốt nhất để tạo lên chất lượng bát Phở Đất Việt thơm từ thịt ngọt từ xương và sá sùng đậm đà chuẩn hương vị xưa.

Sá sùng Quan Lạn – Quảng Ninh

Theo công thức phở xưa sẽ nấu từ xương và thịt bò kèm các loại gia vị khác, đặc biệt là phải có con sá sùng nên vậy chúng tôi Phở Đất Việt đã tìm về huyện đảo Quan Lạn, Vân , Quảng Ninh nơi có địa hình dòng nước và bãi bồi hạt cát trắng nhỏ ưu điểm này đã giúp huyện đảo Quan Lạn có chất lượng sá sùng ngon và tốt nhất cả nước

Quế Văn Yên – Yên Bái

Trên hành trình tìm về nguồn gốc các loại gia vị để nấu phở chúng tôi đã tìm đến Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái nơi mà có diện tích trồng quế lớn và chất lương quế tốt nhất cả nước. Cây quế là 1 trong 4 vị thuốc quý của y học cổ truyền mà được dùng rất nhiều trong nấu ăn, và quế là 1 loại nguyên liệu quan trong trong bát phở đất việt để tạo nên hương thơm cay nồng nhè nhẹ, dễ chịu

Nước mắm – Cát Hải, Hải Phòng

Huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng là một vùng đất nổi tiếng với nghề sản xuất nước mắm. Đặc biện nơi đây vẫn còn nhiều hộ dân sản xuất nước mắm theo phương pháp thủ công truyền thống họ ủ và phơi mắm từ 12 đến 15 tháng giúp mắm có hương thơm ngọt đậm vị. Vậy nên để có nồi nước dùng phở thơm ngon ngọt sâu đậm vị thì chúng tôi Phở Đất Việt vẫn luôn tin dùng nước mắm Cát Hải, Hải Phòng

Thảo Quả – Y Tý, Lào Cai

Thôn Hồng Ngài, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là nơi có diện tích trồng và cho ra chất lương thảo quả tốt nhất cả nước với địa hình núi cao 1.800m so với mực nước biển, khí hậu lạnh quanh năm thì vùng đất thôn Hồng Ngài rất thích hợp trồng cây thảo quả. Điều đặc hơn để tạo lên chất lượng của thảo quả nơi đây là nằm ở kỹ thuật sấy của bà con người Mông, khi sấy người dân thường phải canh lửa trong 3 ngày 3 đêm để mẻ thảo quả khô, nhưng vẫn không mất đi tinh chất và độ cay nồng trong nó.

Muối Nam Định

Muối là 1 loại gia vị quan trọng để tạo lên vị đậm đà cho nước canh phở và trên hành trình tìm về nguồn gốc các loại gia vị nấu phở xưa chúng tôi “Phở Đất Việt” đã có mặt tại tỉnh Nam Định để khám phá và mang về loại muối mà người dân nơi đây vẫn ví rằng là trăng như bông và ngọt hậu khi nấu ăn. Để có được chất lượng muối tốt người dân nơi đây đã dùng phương pháp phơi cát để lấy mặn đặc trưng. với phương pháp này sẽ cho ra loại muối tinh khiết và giữ được nhiều khoáng chất của nước biển.

Hoa hồi – Văn Quan, Lạng Sơn

Cây hồi ở Lạng Sơn là loại cây thân gỗ cao từ 6-10m, phổ biến ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Đặc điểm của cây là lá xanh quanh năm, mọc so le, hình lưỡi mác hoặc trứng thuôn, nhọn về đuôi lá.

Mặc dù được gọi là “hoa hồi”, nhưng thực ra đó là quả hồi. Vì hình dạng giống hoa nên người ta thường gọi như vậy. Ngoài ra, hoa hồi còn có các tên khác như đại hồi, tai vị, quả hồi, bát giác hồi hương. Hoa hồi non màu xanh, khi già sẽ khô và chuyển sang màu nâu sẫm.

Cây hồi thường ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5, và vào tháng 7 đến tháng 9 thì quả hồi bắt đầu chín và có thể thu hoạch. Một cây đại hồi cần từ 5 năm trở lên mới cho quả, mỗi năm chỉ thu hoạch 2 lần, nên được coi là mặt hàng “quý hiếm”.

Hoa hồi Lạng Sơn đã lâu trở thành gia vị quan trọng, tạo hương vị đặc trưng, kích thích vị giác trong nhiều món ăn phương Bắc. Dân địa phương đã kết hợp hồi với nhiều loại gia vị khác để tạo ra các món đặc sản Lạng Sơn độc đáo, ngon nổi tiếng với hương vị miền núi Đông Bắc. Hoa hồi cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong món phở truyền thống của Việt Nam.